Viêm họng có mủ: Bệnh rất dễ lây

Viêm họng có mủ, viêm họng mủ hoặc viêm họng mủ trắng là những thuật ngữ nói về bệnh ở đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh xuất hiện khi họng bị virus xâm nhập gây sưng và viêm trong thời gian dài.

Hầu hết những người bị viêm họng mủ đều có mùi khó chịu ở khoang miệng và hơi thở. Nguyên nhân gây bệnh do đâu, làm thế nào để khắc phục? Mời bạn cùng tìm hiểu ở bài viết này.

Nguyên nhân gây viêm họng có mủ

Khi mầm bệnh xâm nhập, cơ thể phải kích hoạt khả năng chống lại yếu tố nhiễm trùng. Nếu các loại mầm bệnh “trú ngụ” ở cổ họng, các hạch bạch huyết và mô bạch huyết xung quanh khu vực này cũng sẽ được kích hoạt để ngăn chặn những tổn thương do mầm bệnh gây ra.

Trong quá trình đó, các tuyến bạch huyết có thể bị sưng lên. Những tế bào dưới da cũng trở nên mấp mô, gồ ghề gây ra tình trạng viêm họng. Trong nhiều trường hợp, nếu bạn không áp dụng những cách chữa viêm họng trong giai đoạn này, bệnh có thể tạo ra một phiên bản khác khó chịu hơn là viêm họng có mủ.

Khu vực bị tổn thương phổ biến nhất là niêm mạc thành họng hoặc phía sau cổ họng. Viêm họng mủ là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh viêm họng.

Ngoài tra, bệnh viêm họng mủ trắng còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra, bao gồm:

  • Không chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hoặc các loại hóa chất độc hại
  • Không có biện pháp bảo vệ cổ họng, đặc biệt là trong những khi thời tiết lạnh
  • Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu, sởi, bạch cầu đơn hoặc viêm họng do liên cầu khuẩn streptococcus pyogenes.

Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trong nhiều trường hợp, khi nhìn thấy các hạt sưng chứa mủ phía sau cổ họng, người bệnh thường nghĩ mình mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, bệnh ung thư ở khu vực cổ họng không khiến cổ họng bị sưng. Mặc dù vậy, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Triệu chứng viêm họng mủ  


Ban đầu, viêm họng mủ chỉ có những triệu chứng tương tự với bệnh viêm họng thông thường. Theo thời gian, bệnh sẽ tiếp tục có những dấu hiệu đặc trưng hơn, bao gồm:

  • Ngứa rát, đau họng, khó nuốt thức ăn và chất lỏng
  • Đờm và nước bọt có lẫn máu, kéo dài từ 7 ngày trở lên
  • Họng và thành họng tấy đỏ
  • Amidan có các chấm mủ màu vàng đục
  • Hơi thở có mùi rất khó chịu
  • Ho khan hoặc ho có đờm, đặc biệt là khi trời trở lạnh hoặc khi cơ thể mệt mỏi
  • Sốt cao (trên 38ºC)

Điều đáng lưu ý là bệnh viêm họng có mủ có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành. Bệnh lây nhanh hơn khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, nước bọt hoặc đờm của người bệnh.

Viêm họng mủ có tự khỏi được không?

Bệnh viêm họng có mủ thường phát triển theo hướng mãn tính và dễ tái phát. Bệnh không thể tự khỏi mà cần phải được điều trị bằng thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh để giảm nhẹ triệu chứng.

Liều lượng thuốc kháng sinh chữa bệnh viêm họng mủ trắng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nhiệm vụ chính của thuốc kháng sinh lúc này là tấn công công vi khuẩn gây bệnh để tiêu diệt hoặc ức chế khả năng hoạt động của chúng.

Người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh mà chưa tìm hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của thuốc. Cách tốt nhất để chữa viêm họng mủ là dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Giảm triệu chứng viêm họng mủ trắng bằng phương pháp dân gian


Dù không có tác dụng chữa khỏi bệnh viêm họng có mủ nhưng những phương pháp dân gian sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

  • Dùng kẹo ngậm có thành phần bạc hà
  • Súc miệng bằng nước muối ấm
  • Sử dụng mật ong bằng nhiều cách như uống trực tiếp, pha vời trà gừng, chưng với quả tắc (quất)…
  • Uống nước lê chưng đường phèn
  • Uống nước ấm pha với tỏi nướng giã nhuyễn

Bên cạnh đó, dù có bị viêm họng mủ hay không, bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến yếu tố vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Đây là yêu cầu quan trọng để bạn loại bỏ các loại vi khuẩn, virus ra khỏi khoang miệng trước khi chúng gây hại cho sức khỏe của bạn.

Trong những ngày bị viêm họng có mủ, bạn cũng cần ưu tiên tiêu thụ những loại thức ăn mềm, loãng, dễ nuốt, tránh đồ ăn cay để không làm cổ họng bị tổn thương thêm.

Viêm họng có mủ là bệnh dễ lây. Người bệnh cần ý thức đeo khẩu trang, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và thường xuyên rửa tay để hạn chế lây bệnh cho người khác.

Bác sĩ Vũ Hải Long

Bài viết được trích nguồn từ: https://hellobacsi.com/chuyen-de/benh-tai-mui-hong/viem-hong-co-mu-benh-rat-de-lay/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kama Sutra là gì? Download sách Kama Sutra Việt Nam miễn phí | Tracuuthuoctay

Giao tiếp với người khiếm thính: Cần kiên nhẫn và đúng cách

Thuốc Isoflurane tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? | Tracuuthuoctay